Hội chứng zoea-2: sự cố Nauplli
Hiện tại các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu nguồn tôm bố mẹ SPF về để phục vụ sản xuất. Trong những năm gần đây, sự bùng phát hội chứng Zoea-2 trở thành một thách thức đối với ngành sản xuất giống và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế của các trại sản xuất giống. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát 15 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ, trong đó có 9 trại sản xuất giống bị ảnh hưởng bởi hội chứng Zoea-2. Tỷ lệ chết tăng dần từ 30-100% trong những giai đoạn Zoea của tôm thẻ chân trắng. Nhìn chung, giai đoạn quan trọng nhất trong ương ấu trùng là Nauplii-6 đến Zoea-1, Zoea bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài chủ yếu là tảo, Zoea khỏe sẽ có hoạt động bắt mồi tốt, đường ruột đầy đủ, không dị hình.
Sau 36 – 48h ở giai đoạn Zoea-1, ấu trùng đột ngột ngừng ăn, dị tật xuất hiện, dẫn đến chết. Dấu hiệu của việc ngừng ăn, xuất hiện dị tật của ấu trùng có thể là do thiếu chất dinh dưỡng phù hợp cho sự chuyển đổi giai đoạn của ấu trùng. Điều này ảnh hưởng đến sự chuyển giai đoạn của ấu trùng và làm tăng tỷ lệ chết lên (D’Souza and Loneragan, 1999, Jamali et al., 2015). Khi quan sát dưới kính hiển vi những ấu trùng bị ảnh hưởng cho thấy hệ thống tiêu hóa có sự biến đổi, đồng thời cũng làm thay đổi các cơ quan khác như hệ thống gan tụy, dẫn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém và sự bỏ ăn. Sự suy giảm về khả năng hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến hoạt động kém, tỷ lệ tử vong cao. Sự phá hủy tế bào biểu mô gan tụy, sự viêm và sự bong tróc các tế bào biểu mô trong ống tiêu hóa của ấu trùng nhiễm hội chứng Zoea-2. Các nghiên cứu sinh học phân tử (PCR điện di 2 bước) cũng cho thấy không có sự xuất hiện các mầm bệnh DNA hay RNA nào trong những ấu trùng bị hội chứng Zoea-2.
Khảo vi khuẩn trong nhưng ấu trùng bị hội chứng Zoea-2 cho thấy có nhóm V. alginolyticus chiếm mật số rất cao, tuy nhiên chúng cũng tồn tại như một hệ vi sinh vật tự nhiên trong ấu trùng khỏe mạnh nên không thể xem chúng là nguyên nhân gậy ra Hội chứng Zoea-2. Sự liên quan của chúng đến hội chứng Zoea-2 đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đó (Vandenberghe et al., 1998), nhưng vai trò của chúng trong việc gây chết ấu trùng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Một số tác giả đã mô tả tỷ lệ chết của ấu trùng tôm he, những họ tôm khác (Lavilla Pitogo et al., 2000; Lee et al., 1996; Mohney et al., 1994) và tôm càng xanh do V. alginolyticus kháng lại kháng sinh (Jayaprakash et al., 2006). Nhưng do có sự xuất hiện của Vibrio trong ấu trùng tôm khỏe nên giả thuyết Vibrio là một tác nhân cơ hội đã được chấp nhận rộng rãi (Egidius, 1987).
Nghiên cứu này đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng Zoea-2 có thể là sự tích hợp các điều kiện trong ương ấu trùng cũng như việc thực hiện quản lý chất lượng nước chưa tốt, dùng chung dụng cụ giữa các hồ ương. Hơn nữa, sự xuất hiện của hội chứng Zoea-2 có liên quan đến chu kỳ sản xuất kéo dài trong trại giống và sự lắp Nauplii liên tục trong 3 đến 4 ngày trong một trại. Hội chứng Zoea-2 không xuất hiện ở những trại mới sản xuất, nên khả năng nhiễm hội chứng Zoea-2 có thể do sự tích lũy của các điều kiện ương lâu ngày trong trại giống đó, đồng thời cho thấy sự thiếu và sự khử trùng chưa đúng cách ở đầu, giữa và kết thúc một vụ sản xuất giống, điều này có đã dẫn đến ấu trùng bị nhiễm hội chứng Zoea-2.
Ở hầu hết các trại giống đã có hệ thống xử lý nước như lọc cát, lọc than hoạt tính, khử trùng bằng UV, nhưng do vi khuẩn Vibrio tăng dần lên trong chu kỳ ương kết hợp với một số hoạt động quản lý chưa tốt nên Vibrio có cơ hội tấn công ấu trùng và làm chậm sự lột xác 3-4 ngày và dẫn đến Zoea-2 bị chết. Do đó, cần thực hành quản lý chặt chẽ, thời gian khử trùng trước và giữa các chu kỳ sản xuất phải đúng và hợp lý, hạn chế thả dồn ấu trùng 3-4 ngày, cải thiện chất lượng tảo bằng việc pha loãng mật độ, phân chia riêng biệt các khu vực tảo, Artemia, ương ấu trùng, xử lý nước cũng như phải dùng những dụng cụ riêng biệt cho từng hồ ương.
Hình A-Zoea-2 bình thường có đường phân và đường ruột đầy đủ.
Hình B-Zoea-2 bị ảnh hưởng hội chứng Zoea-2 có ruột rỗng, đường phân đứt khúc.
Hình C&E -Zoea-2 bình thường ruột đầy và không dị hình.
Hình D,F&G-Zoea-2 bị nhiễm có ruột rỗng, bong tróc tế bào biểu mô.
Nguồn
T. Sathish Kumar, R. Vidya, Sujeet Kumar, S.V. Alavandi, K.K. Vijayan , Zoea-2 syndrome of Penaeus vannamei in shrimp hatcheries, aquaculture (2017), doi: 10.1016/j.aquaculture.2017.07.022
Phóng sự tiêu điểm
Tin tức nổi bật
- Tập đoàn Việt Úc tặng Cà Mau 2 máy thở 06:04 | 11-08-2021
- Hướng đến kỷ niệm 20 năm thành lập 06:04 | 11-08-2021
- LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA TẬP ĐOÀN VIỆT – ÚC VÀ CÔNG TY BENCHMARK 06:04 | 11-08-2021
- TẬP ĐOÀN VIỆT – ÚC NHẬN GIẢI THƯỞNG TRẠI NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TỐT NHẤT 06:04 | 11-08-2021
- TẬP ĐOÀN VIỆT – ÚC NHẬN VĂN KIỆN HỢP TÁC ĐẦU TƯ TẠI HỘI NGHỊ FDI 30 NĂM 06:04 | 11-08-2021